H?c ti?ng Anh n?i trú Benative

Mô h́nh h?c ti?ng Anh Homestay d?c dáo, h?c - an - ? cùng Tây 24/7, môi tru?ng h?c ti?ng Anh chu?n qu?c t?

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

Chỉ 10 - 15% sinh viên đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh?

Nhiều học sinh dù được học tiếng Anh trong suốt thời gian dài nhưng không thể nói một câu tiếng Anh hoàn chỉnh. Rất nhiều sinh viên không đáp ứng được chuẩn đầu ra của trường ĐH và doanh nghiệp.

Thông tin này đã được nêu ra trong hội thảo “Xu hướng mới trong giảng dạy ngoại ngữ thích ứng với cách mạng công nghiệp lần thứ 4” do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức ngày 14.12.

Đt chuĐH nhưng thiếu chun doanh nghip

Đạt chuẩn đại học nhưng không đạt với doanh nghiệp

Trong bài tham luận của thạc sĩ Nguyễn Lê Tú Trâm, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, ngày nay tiếng Anh là một trong những yêu cầu bắt buộc trong thông báo tuyển dụng của các cơ quan và doanh nghiệp. Nhưng tiêu chí đánh giá năng lực tiếng Anh giữa nhà tuyển dụng và nhà trường thực sự có độ chênh lệch nhất định. Phổ biến nhất là việc sinh viên (SV) ra trường đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh của nhà trường nhưng vẫn chưa sử dụng tốt trong môi trường làm việc tại các doanh nghiệp.

Cũng theo thạc sĩ Trâm, số liệu của Jobstreet.com công bố năm 2015 chỉ có 5% SV mới ra trường tự tin về khả năng tiếng Anh nhưng có đến 27% thừa nhận khả năng ngoại ngữ của họ rất kém. Hằng năm, SV ra trường chật vật tìm kiếm việc làm vì số người năng lực tiếng Anh kém đang chiếm số lượng không nhỏ. Đây là rào cản khiến nhân sự VN thiếu tự tin trên tiến trình hội nhập.

Trước đó, số liệu gây sốc về chuẩn đầu ra tiếng Anh của SV ĐH Quốc gia TP.HCM cũng được công bố tại hội nghị “Chuẩn trình độ tiếng Anh tại ĐH Quốc gia TP.HCM: Thực trạng và giải pháp” tổ chức năm 2017. Tính đến tháng 12.2016, ở bậc ĐH, tỷ lệ SV chuẩn đầu ra theo quy định chứng chỉ tiếng Anh VNU-ETP còn khá thấp, dao động trong khoảng 10 - 15%. Đối với bậc sau ĐH, tỷ lệ học viên cao học chưa đáp ứng chuẩn trình độ tiếng Anh để tốt nghiệp tăng dần: 41% khóa 2013 lên đến 50,8% khóa 2015.
Thạc sĩ Trịnh Huỳnh Chấn, Khoa Ngoại ngữ Trường ĐH Thủ Dầu Một, cũng đặt vấn đề: “Học sinh được học tiếng Anh từ rất sớm, có những địa phương đưa vào từ chương trình lớp 2 và học xuyên suốt 11 năm cho đến khi ĐH, CĐ. Tuy nhiên sau thời gian dài hiệu quả thu lại không đáng kể, nhiều học sinh, SV không nói được một câu tiếng Anh hoàn chỉnh hoặc nói sai ngữ pháp, phát âm không chuẩn, đặc biệt khả năng nghe rất kém”.
Thạc sĩ Lê Hoàng Tiến (Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM) và thạc sĩ Võ Thị Ngọc Hà (Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM) thông tin, qua một khảo sát nhanh với 500 SV các trường ĐH tại TP.HCM, phần lớn họ chưa có một nhận định rõ ràng về tiếng Anh chuyên ngành cũng như không tự tin giao tiếp tiếng Anh sau khi tốt nghiệp ĐH, đặc biệt trong môi trường làm việc.

Mi hc sinh ch có 1 phút trong mi tiết hc

Sinh viên không có nhiều thời gian học tiếng Anh
Sinh viên không có nhiều thời gian học tiếng Anh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Theo thạc sĩ Nguyễn Lê Tú Trâm, phương pháp dạy và học tiếng Anh tại nhiều trường ĐH chưa hiệu quả. Chương trình đào tạo không chuyên thường chỉ có 4 - 6 học phần với 45 - 60 tiết/học phần nhưng phân bổ dàn trải trong thời gian dài 2 - 3 năm. Ngoài tiết học trên lớp, trường không tổ chức được môi trường cho SV rèn luyện, thực hành và giao tiếp tiếng Anh thường xuyên. Ngoài ra, nền tảng tiếng Anh đầu vào của SV khá thấp và không đồng đều là trở ngại lớn khi bước vào giảng đường ĐH. Theo số liệu của Bộ GD-ĐT, điểm thi tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 có hơn 78% thí sinh dưới trung bình. Bên cạnh đó, khả năng tự học của SV khá thấp.
Thạc sĩ Trịnh Huỳnh Chấn thì thẳng thắn khi chỉ ra rằng đề thi, đề kiểm tra quá nặng kỹ năng đọc - viết. Dù chương trình học được biên soạn đầy đủ 4 kỹ năng, nhưng khi đánh giá thì chú ý kỹ năng đọc viết, thường chiếm từ 80% trở lên và thậm chí ở đề thi THPT quốc gia 100%.
“Bên cạnh đó, lớp học quá đông, một lớp học phổ thông sĩ số trung bình từ 40 - 50 học sinh, một tiết học kéo dài 45 phút thì trung bình mỗi học sinh chỉ được sử dụng 1 phút/tiết. Thử hỏi như vậy thì cơ hội thực hành của các em là nhiều hay ít?”, thạc sĩ Chấn đặt câu hỏi.
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2018

Những từ tiếng Anh có nhiều cách phát âm

Khi "excuse" là động từ, âm cuối được phát âm là /z/. Tuy nhiên, âm này có thể đổi thành /s/ nếu nó được sử dụng như danh từ.
Hoc noi tieng Anh

Live là một từ thú vị. Nó có thể được phát âm theo hai cách và nghĩa không giống nhau. Bạn có thể đi xem "live /laɪv/ concert", có nghĩa các nhạc công và ca sĩ biểu diễn trực tiếp ngay trước mặt. Từ live trong trường hợp này là tính từ. Khi live là động từ, chẳng hạn "live /lɪv/ your life to the fullest" (sống trọn vẹn nhất có thể), cách phát âm hoàn toàn khác. 
Một số từ tiếng Anh khác cũng có hai cách phát âm tùy thuộc vào vai trò động từ hay tính từ trong câu. Ví dụ, người Anh nói "close /kləʊz/ a door" (đóng cửa) bởi close ở đây là động từ. Tuy nhiên, họ cũng có thể nói "sit close /kləʊs/ to the window" (ngồi gần cửa sổ). Âm gió cuối từ đã thay đổi, do đây là một tính từ hoặc trạng từ.

Trường hợp khác, cách phát âm của một từ phụ thuộc vào việc chúng là động từ hay danh từ. Sau khi biểu diễn trong một buổi hòa nhạc, bạn sẽ bow /baʊ/ (cúi đầu - động từ) để cảm ơn sự ủng hộ của khán giả. Nhưng khi ai đó tặng bạn một món quà, nó có thể được gói lại và buộc dải ruy băng thành hình bow /boʊ/ (cái nơ - danh từ). Nguyên âm trong từ đã thay đổi. 
Ở một số quốc gia, bạn "use /juːz/ chopsticks" (dùng đũa - động từ) để ăn nhưng "the use" /juːs/ (thói quen, tập quán, mục đích - danh từ) đó không phổ biến ở phương Tây. Tương tự, bạn có thể "excuse /ɪkˈskjuːz/ a friend for being late" (tha lỗi, bỏ qua cho một người bạn vì đến muộn - động từ), nhưng chỉ khi họ có "good excuse" /ɪkˈskjuːs/ (lời xin lỗi/lý do bào chữa hợp lý - danh từ). 
Nếu học tập chăm chỉ, bạn sẽ "graduate from Harvard university" /ˈɡrædʒ.u.eɪt/ (tốt nghiệp Đại học Harvard - động từ) và trở thành "a graduate" /ˈɡrædʒ.u.ət/ (sinh viên tốt nghiệp - danh từ). 
Bạn hãy thử viết vài đoạn văn sử dụng những từ kể trên và thực hành đọc to để luyện cách phân biệt. 
Nguồn: vnexpress

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2018

Học tiếng Anh cùng qua bài hát “Yêu Em Quá Đi”

Yêu Em Quá Đi của chàng ca sĩ điển trai Karik là một bài hát dễ thương và được nhiều bạn trẻ đón nhận, nằm khá cao trong các bảng xếp hạng âm nhạc, những bạn nào là “fan cuồng nhiệt” của anh ấy chắc chắn sẽ không bỏ qua những chia sẻ học tiếng Anh qua bài hát dưới đây của chúng tôi đâu nhỉ.  

Học tiếng Anh qua bài hát cùng Karik

Hoc tieng anh qua bai hat


Cùng nhau mang phương pháp học tiếng Anh hiệu quả này về để áp dụng vào việc cải thiện và nâng cao ngoại ngữ, giúp chúng ta thành thạo hơn trong quá trình giao tiếp tiếng Anh bạn nhé!

Mình đến với nhau
Đến nay chẳng quá lâu
Mà sao yêu thương trong anh
Nay quá nhiều
Dù ngọt ngào cay đắng
Chuyện mình dù ra sao
Anh vẫn mãi chỉ mong em cười
Chẳng biết vì lý do gì
Lòng anh yêu em quá đi
Yêu chẳng nghĩ suy
We come together
Not too long now
Why do you love me?
Too much
Although sweet bitter
I do not know how
I still only want you to smile
I do not know for what reason
I love you too
Love does not think
Yêu chẳng tiếc một điều gì
Và khi em kề bên
Anh như là con nít
Trong lòng vui
Đi đâu cũng quấn quýt
Bên cạnh nhau xung quanh anh
Đâu cũng thấy là màu hồng
Rồi khi em rời xa
Trong anh đầy mong nhớ
Anh chờ trông
Love is not a thing
And when you're next
You're like a kid
In the happy heart
Where to go tangerines
Side by side around him
Where it's pink
Then when you leave
In his memory
He waited
Đôi khi buồn vô cớ
Nên nhiều khi
Anh muốn nói với em là
Yêu em đôi khi mệt quá đi
Mà anh cứ yêu
Chẳng cần tiếc chi
Ban đêm hay ban ngày
Tình yêu luôn đong đầy
Dù em ra sao
Cũng đừng hòng anh buông tay
Sometimes sad without reason
So many times
I want to tell you is
Love you sometimes too tired
And I love you
Needless to say
Night or day
Love is always full
No matter what you do
Don’t want to let go of your hand
Yêu em đôi khi mệt quá đi
Mà anh cứ yêu
Chẳng cần nghĩ suy
Xưa nay luôn vậy
Thì sẽ mãi như vậy
Nguyện luôn bên em
Đi khắp thế gian này
Em như là nước
Còn anh thì như cá
Khi em kề bên
Love you sometimes too tired
And I love you
No need to think
This is always the case
It will always be like that
May always be with you
Travel all over the world
You are like water
And he is like fish
When you're near
Anh thấy đời vui quá
Gần hay là xa
Hai đứa mình giận hay là hòa
Anh vẫn trước sau như một  
Ngoài em không cần ai cả
Đến với nhau
Anh không để tâm
Quá khứ em ra sao
Miễn hiện tại cửa trái tim em
Nay chỉ mình anh ra vào
I see the happy life too
Close or far away
My two children are angry or harm
You're still the same
Besides I do not need anyone
Come together
I do not mind
What is your past?
Free at the door of your heart
Now he only came in
Tháng ngày cứ thế này
Sẽ mãi còn trong tim
Có em với anh cuộc đời tươi đẹp
Còn hơn cả trong phim
Nếu như em là khung trời xanh
Anh sẽ là bầu không khí
Để em sáng đêm gần bên anh
Buồn vui có nhau bất kể
Mưa gió hay mai sau trong lành
Hai ta sẽ mãi không cách rời
Day by day like this
Will always remain in the heart
Have you with me beautiful life
Better than the movie
If you are the sky blue
You will be the atmosphere
Leave me the night near you
Have fun each other regardless
Rainy or windy tomorrow
We will not leave forever
Mãi bên nhau đến suốt đời
Anh không cần ai khác
Yêu em không cần ai khác
Yêu em hơn ngày mai
Chẳng cần hứa chi dông dài
Anh không cần ai khác
Yêu em không cần ai khác
Em đáng yêu thế này
Anh chỉ muốn yêu em hoài
Yêu mình em
Stay together for the rest of your life
You do not need anyone else
Love you no one else
Love you more than tomorrow
Do not promise to spend long
You do not need anyone else
Love you no one else
I am so lovely
I just want to love you forever
Love only you
Mỗi em mà thôi
Mong em cũng như vậy
Yêu dù xa cách bao tháng ngày
Mình chẳng rời đôi tay
Yêu mình em
Mỗi em mà thôi
Mai sau vẫn như vậy
Yêu càng lâu nhớ thương càng đầy
Yêu em quá đi
Every one of you
I want you too
Love how far away every month
I do not leave my hands
Love only you
Every one of you
Mai still like that
Love as long as the memory is full
Love you too


Chúc các bạn sẽ có những phút giây nghe nhạc thật thoải mái và học tiếng Anh qua bài hát thật hiệu quả có những bước hiệu quả vượt xa sức kỳ vọng của bản thân. Đặc biệt chắc hẳn những ai đang FA nghe xong ca khúc này sẽ muốn có ngay một bạn gấu để nũng nịu như cô bé trong MV đấy.  

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2018

Cách dùng 'V-ing' khi nói về kế hoạch tương lai

Nếu đã chuẩn bị kỹ cho kế hoạch và chắc chắn nó sẽ xảy ra, bạn có thể dùng "be + V-ing" thay vì "be going to" để diễn đạt. 

Cách phổ biến nhất để nói về tương lai trong tiếng Anh là "will" hoặc "be going to", theo sau là động từ nguyên mẫu. Đặc biệt, khi nói đến kế hoạch, "be going to" được dùng nhiều hơn cả. 
Cách học tiếng Anh hiệu quả

Tuy nhiên, thi thoảng bạn vẫn nghe những cuộc hội thoại không giống khuôn mẫu. Chẳng hạn: 

Q: "What are you doing this weekend?"

A: "I’m meeting my sister". 

Cấu trúc trúc "be + V-ing" thuộc thì nào? Đó là thì hiện tại tiếp diễn, nhưng trong trường hợp này, chúng ta dùng nó để nói đến kế hoạch tương lai. 

Bạn hãy xem xét khác biệt giữa "be going to" và "be + V-ing" qua ví dụ sau:

"I’m going to play football on Saturday". 

Câu này được sử dụng khi bạn đã lập kế hoạch trong đầu nhưng có thể chưa có bất kỳ hành động thực tế nào để xác nhận nó chắc chắn xảy ra. Bên cạnh đó, việc đá bóng vào thứ bảy có lẽ không phải hoạt động thường xuyên của bạn. 

"I’m playing football on Saturday".

Khi nói câu này, mức độ chắc chắn của kế hoạch cao hơn câu trên. Chẳng hạn, bạn đã rủ được bạn bè hoặc thậm chí đã thuê sân vào khung giờ nhất định. Có lẽ bạn cũng thường xuyên đá bóng vào những ngày thứ bảy khác. 

Thắc mắc nhiều người học tiếng Anh đặt ra là, nếu có thể dùng cấu trúc hiện tại tiếp diễn để nói về kế hoạch tương lai, làm thế nào để không bị lẫn lộn giữa hai thì? 

Điều đó phụ thuộc vào ngữ cảnh. Khi sử dụng "be + V-ing" để nói về việc sắp diễn ra, người bản xứ thường thêm mốc thời gian vào câu (tomorrow, next Friday, at the weekend). Ngữ cảnh cũng có thể xuất hiện trong câu hỏi:

"What are you doing this weekend?"

"I’m washing the car".

Khi đó, cụm từ "this weekend" không cần được nhắc lại trong câu trả lời. 

Nguồn: vnexpress